Lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Nẵng

Lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Nẵng

Chăm Pa là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập ở vùng Đông Nam Á. Lãnh thổ Chăm Pa lúc cực thịnh kéo dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ và Java đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đông Dương và phong cách Mỹ Sơn mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.

Vào thời Minh Mạng, các tiểu quốc Chăm Pa chính thức bị thôn tính và sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Các địa danh từ thời Chăm Pa vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Trong đó nổi bậc là Đà Nẵng với nền văn hóa Mỹ Sơn đạt đến trình độ phát triển đỉnh cao.

Đà Nẵng đã có từ dưới thời Chămpa. Người Việt đã mượn từ tiếng Chăm Pa mà Việt hóa tài tình, giữ cả âm lẫn nghĩa thành các địa danh dễ gọi. Hàn (han) có nghĩa là Bến, còn từ Đà Nẵng có nghĩa là Sông Già, Sông Lớn (Đà (đa) là sông, nước; Nẵng (nak) là già, lớn). Người Hoa Nam phát âm Đà Nẵng là Tu-rang, người Bồ Đào Nha khi đến Quảng Nam trong thế kỷ XVI, XVII đã ký âm thành Turan, Turam, Turao, Turơn, Turone, v.v… Dù kí âm như thế nào thì tên gọi Đà Nẵng vẫn có nghĩa là của sông lớn chảy ra biển, thể hiện vị trí thuận lợi và điều kiện phát triển sầm uất, trù phú của mảnh đất này.

Giữa thế kỷ XVI, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền. Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng. Nhất là sau năm 1835, với chỉ dụ của vua Minh Mạng, Cửa Hàn (tên gọi Đà Nẵng khi đó) trở thành thương cảng lớn nhất Miền Trung. Sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam vào năm 1889, người Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane đánh dấu sự ra đời thành phố.

Trải qua quá trình phát triển vượt trội, học tập phương thức xây dựng thành phố hiện đại của châu Âu, Đà Nẵng dần vươn lên trở thành thành phố có chỉ số cạnh tranh phát triển cao nhất cả nước, trở thành thành phố xanh, thành phố đáng sống.

Đà Nẵng là một thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Phía bắc thành phố được bao bọc bởi núi cao với đèo Hải Vân được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Phía tây là khu du lịch Bà Nà nằm ở độ cao trên 1000m với hệ thống cáp treo đạt bốn kỷ lục thế giới (dài nhất, độ chênh lớn nhất, tổng chiều dài cáp dài nhất và sợi cáp nặng nhất) cùng khu vui chơi giải trí trong nhà Fantasy Park lớn nhất Đông Nam Á và khu làng Pháp lớn nhất Việt Nam. Phía đông bắc là bán đảo Sơn Trà với 400 ha rừng nguyên sinh gồm nhiều động thực vật phong phú. Phía đông nam là danh thắng Ngũ Hành Sơn. Trên địa bàn thành phố còn có một hệ thống các đình, chùa, miếu theo kiến trúc Á Đông, các nhà thờ theo kiến trúc phương Tây như Nhà thờ Con Gà,…các bảo tàng mà tiêu biểu nhất là Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm. Đây là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam.

Những địa điểm được du khách trong và ngoài nước thường lựa chọn khi đến Đà Nẵng như: Asia Park (công viên châu Á), Fantasy Park (công viên ảo tưởng), Bãi biển Mỹ Khê, Bãi tắm Non Nước, Suối khoáng nóng Núi Thần Tài, Thác nước Hòa Phú Thành, Cầu Rồng, Khu làng Pháp trên Bà Nà Hills, Làng hoa tình yêu, Đèo Hải Vân, Cầu Tình Yêu, Cù Lao Chàm, Rạn Nam Ô, Làng Vân, Ghềnh Bàng, Làng cổ Phong Nam, Làng Bích Họa, Rừng ngập mặn nguyên sinh Tam Giang, Giếng trời, Đỉnh Bàn Cờ, Hồ Hòa Trung, Bà Nà Hills, Chùa Linh Ứng trên bán đảo Sơn Trà, Bảo tàng điêu khắc Chăm, Thánh địa Mỹ Sơn. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên Con đường di sản miền Trung.

Ước tính tổng lượng khách đến tham quan, du lịch Đà Nẵng năm 2016 đón 5,51 triệu lượt khách, tăng 17,7% so với năm 2015, ước đạt 107,2% kế hoạch. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 1,66 triệu lượt (tăng 31,6% so với năm 2015), ước đạt 126,2% so với kế hoạch; khách nội địa ước đạt 3,84 triệu lượt (tăng 12,5% so với năm 2015), ước đạt 100,6% so với kế hoạch. Tổng thu từ du lịch ước đạt 16.000 tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm 2015, đạt 107,1% kế hoạch. Tính đến tháng 5 năm 2009, Đà Nẵng có 145 khách sạn với khoảng 4.383 phòng lưu trú,[155] trong đó khoảng trên 700 phòng lưu trú ven biển thuộc các khách sạn 2 đến 5 sao như Furama (198 phòng), Sandy Beach (123 phòng), Tourane (69 phòng), Công đoàn (125 phòng), cụm ba khách sạn Mỹ Khê (142 phòng),…Tính đến đầu năm 2013, Đà Nẵng có 60 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn 4.004 triệu đô la Mỹ. Trong đó có 13 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 1.457 triệu đô la Mỹ và 47 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 2.546 triệu đô la Mỹ.